Về Phan Thiết thử thách vị giác với món dông cát
Dông là món đặc sản của vùng đất Phan Thiết, Bình Thuận. Đến Phan Thiết mà chưa ăn dông thì coi như chưa đến. Tuy vậy, nếu chưa từng thưởng thức những món ăn từ bò sát, có
thể bạn sẽ cần chút can đảm để thử một lần trải nghiệm món ăn độc đáo này.
Dông là loài bò sát sống chủ yếu ở các sa mạc, đồi cát. Dông có khả nương nhịn uống nước lâu ngày, sinh trưởng tốt trong môi trường nắng nóng và khô nên còn được gọi là vua của
đồi cát.
Con dông - Đặc sản vùng Phan Thiết
Dông từ lâu đã được coi là món ăn đặc sản của Phan Thiết nên ngoài việc đánh bắt tự nhiên, ngày nay ở Phan Thiết đã hình thành nhiều trang trại nuôi dông. Khi đưa dông về trang
trại, người ta vẫn tạo cho chúng môi trường sống riêng và chăm chút bảo vệ chúng. Bởi dông thường đào hang và sống trong hang nên để tránh trường hợp dông đào hang sâu rồi
xổng mất, người nuôi dông phải làm âm tường sâu dưới mặt đất 1,5 m, phía trên bờ tường cũng phải cao hơn 1,2 m để dông không thể leo ra ngoài.
Dông vốn được mệnh danh là ông vua của đồi cát
Dông có thể chế biến thành nhiều món ngon như dông nướng, dông xào sả ớt, gỏi dông, dông nấu dưa hồng, món nào cũng ngon và khó quên. Thịt dông tắng như thịt gà nhưng săn
hơn, mềm và ngọt.
Dông nướng
Dông nướng là món dễ chế biến đồng thời có hương vị dễ thưởng thức hơn cả. Dông chọn con chắc thịt, nặng chừng 300 gr. Khi bắt dông sống, người chế biến sẽ nhan chóng bẻ gẫy
xương lưng để dông không giãy. Dông sau khi làm sạch da được ướp với muối ớt, sa tế khoảng 15 phút rồi đem nướng trên than hồng đến khi thịt săn lại, hơi ngả màu vàng, tỏa
hương thơm ngào ngạt là dông đã chín. Miếng thịt dông mềm mà chắc, ngọt và đậm đà, dùng làm mồi nhậu với xị rượu hay vại bia trong những ngày hè oi ả quả là ngon "số dzách".
Gỏi dông
Gỏi dông cũng là món ăn được du khách ưa chuộng không kém dông nướng. Để làm gỏi, dông để nguyên xương được bằm nhỏ, xào chín và trộn với cóc hoặc xoài xắt chỉ, rau thơm,
đậu phụng rang dòn, nước mắm pha và đặc biệt phải có lá xào dông, một thứ lá trông giống lá chùm ruột non, sống trên vách đá vùng khô hạn, mùi thơm thoảng vị chát. Gỏi dông ăn
với bánh tráng nướng, thứ bánh tráng dày, nhiều mè, nướng vàng rụm, xúc mãi không chán.
Chả dông
Chả dông cũng dùng thịt dông bằm nhuyễn rồi giã cùng nhiều loại gia vị như: ớt, hành, tiêu, tỏi, mỡ heo, dầu ăn. Sau đó, người ta còn trộn thêm một ít nấm mèo và bách thảo đã cắt
nhỏ, dùng bánh tráng mỏng cuốn hỗn hợp này thành nhiều cuốn bằng ngón tay rồi bỏ vào chảo dầu chiên giòn. Chả dông dùng làm mồi nhậu ngon mà làm món đưa cơm cũng vô cùng
hợp lý.
Canh chua dông
Sau cuộc rượu, người sành ăn còn muốn húp chén cháo dông nóng hổi. Thịt dông làm cháo cũng được giã nhuyễn, thường được để thêm ra từ thịt làm chả. Trước khi nấu cháo, thịt
dông cũng được xào qua với dầu ăn rồi đun sôi. Gạo để nấu cháo cũng phải chọn loại gạo thơm, ngâm sơ với nước lã rồi đổ vào nồi nước thịt sôi, nêm mắm muối, mì chính, hành tiêu
cho vừa vặn là đã có nồi cháo ấm áp dành bồi bổ cơ thể.
Món ngon từ miền cát biển giản dị vậy thôi nhưng đã níu hồn bao lữ khách quay lại mảnh đất nắng gió này.
(Theo Depplus/MASK)